Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Nắng Chiều - Lê Trọng Nguyễn - Hùng Cường Và Quỳnh Giao

   

       Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.
      Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông có làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn từng phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó ông rời bỏ và về cư trú tại Hội An.
      Lê Trọng Nguyễn có dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi theo học hàm thụ trường Ecole Universelle của Pháp, ông tốt nghiệp và trở thành hội viên của S.A.C.E.M. - Hội Nhạc Sĩ Pháp (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique) với một số tác phẩm, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là bản Sóng Đà Giang.
     Tuy là một nhạc sĩ, nhưng Lê Trọng Nguyễn không sống bằng âm nhạc. Năm 1965, ông làm Giám Đốc Công Ty Centra Co., một công ty thương mại của Pháp. Từ năm 1968, ông là Giám Đốc Điều Hành của Công Ty Sealand tại Đà Nẵng. Năm 1970 sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga, ông từ bỏ chức vụ Giám đốc công ty SeaLand về sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám Đốc Nhà Máy Dầu Hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà và tự chế tạo các loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống.
      Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead, California cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Duarte, California vì bệnh ung thư  phổi.
(Từ nguồn Nguyệt San Cỏ Thơm)


  Lời bài hát: Bản gốc
 
    Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
    lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
    khi đến cuối thôn chân bước không hồn
    Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
    Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
    Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
    Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
    Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương
     
    Nay anh về qua sân nắng
    chạnh nhớ câu thề tim tái tê
    chẳng biết bây giờ
    người em gái duyên ghé về đâu
    Nay anh về nương dâu úa
    giọng hát câu hò thôi hết đưa
    hình dáng yêu kiều
    kề hoa tím biết đâu mà tìm
     
    Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
    Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"
    Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
    Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi..


  
(Bài hát tiếng Việt - Hùng Cường& Quỳnh Giao)

      Năm 1994, đạo diễn Pháp Trần Anh Hùng làm phim Xích Lô có đưa bài hát này vào làm nền cho một đoạn tình tiết không lời thoại, bài hát được hát bằng giọng Quảng Nam do hai người lính cụt chân thể hiện trong quán ăn.
      Nắng chiều được viết năm 1952, sau khi tác giả của nó về quê hương để tránh chiến tranh. Có tài liệu cho rằng "Nắng chiều" ra đời trong một lần cảm hứng sáng tác của Lê Trọng Nguyễn trên cầu Vĩnh Điện khi chiều xuống ở bến sông Thu Bồn

     Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 5 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"
    Tác giả Lê Trọng Nguyễn Thị Nga có một bài viết về "Nắng chiều", quãng đường sau khi nó ra đời.

    Năm 1954 Lê Trọng Nguyễn ra Huế và Ðà Nẵng làm việc cho cơ sở thương mại ngoài đó. Cũng chính nơi đây, có dịp quen và làm bạn cho đến chót cuộc đời nghệ sĩ sáng tác của anh, với những Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Kim Tước, Nguyễn Hiền v.v.. Và ca khúc Nắng Chiều được xuất bản trong lúc này. Người thâu tiếng hát đầu tiên bản Nắng Chiều vào dĩa nhựa là ca sĩ Minh Trang.

    Giữa năm 1955(...), người em gái duy nhất của anh Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua đời, anh quá đau buồn và đem bản Nắng Chiều ra ký giao kèo tái bản để có một món tiền tác quyền khiêm nhường đưa về quê cùng mẹ lo liệu cho em gái và chuẩn bị nuôi nấng cháu.



(Bài hát  tiếng Nhật)
Bản dịch tiếng Nhật: 

古い花の水が午後に駅を残す
日当たりの良い冷たいソフト薄に入れ
村の終わりと彼のステップの魂で
彼女の子供の頃の記憶をバックアップすることを忘れないでください
私は私の元スキニースキニー姿を欠場
優しく輝く目は彼を見て
太陽王が棚の段とき、私はあなたを欠場
私はチークカラーのヘアライトアイボリー王を誓う

裁判所を通じて太陽の写真
レモンはしびれを覚えて見つけることができる再
今はわからない
妹はどこに魅力を持っていた
プリンセス花嫁病気にはこの写真
延期子守歌を歌って停止
美しい形状
紫色の花が次の場所を見つけるために知って

竹は象牙であるように、彼は思い出した嘆き
リップル悲しげな表情には、あなたが言う言う: "!彼の恋人たち」
晴れサーフへはスライドしたときにキングヒル
私は、穏やかな午後の日差しが停止思い出す...

    Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản “Nắng Chiều” và bản này đã được cô ca sĩ nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan và Hồng Kông. Nhờ mấy may mắn đó mà Nắng Chiều cứ thế được biết tới tại ngoại quốc. 

      Bài hát viết theo điệu Rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nhưng nội dung phảng phất nét buồn. Phần lời nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn:

    Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
    lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
    ...anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
    Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh

    Bản dịch tiếng Hoa về nội dung nhìn chung vẫn giữ ý chính của bài:

    我又來到昔日海邊,海風依舊吹皺海面
    那樣熟悉那樣依戀,只有舊日人兒不見

    (Tôi về thăm lại bến nước xưa, gió biển như năm cũ, thổi lộng vào mặt,
    bóng dáng cũ vẫn in đậm trong tâm trí tôi, nhưng người xưa thì không thấy nữa).

(Bài hát  tiếng Hoa)
   Bản dịch tiếng Hoa 
 
    我又來到舊日海邊 
    海風依舊吹皺海面
    那樣熟悉那樣依戀 
    只有舊日人兒不見
    不敢來到舊日海邊 
    海霞嬌豔湧著海面
    那樣熟悉那樣依戀 
    只有故人離去多年
 
    往事一慕慕囘
    到我眼前是夢景
    令人常懷念的夢景
    令人懷念
    何日夢景能再
    回到眼前
    你又在我的身邊
    無限情意纏綿
 
    不敢來到舊日海邊 
    海霞嬌豔湧著海面
    那樣熟悉那樣依戀 
    只有故人離去多年

(Từ nguồnWikipedia)

Kim Oanh Sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét